Lưu ý khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2015

Ngày tạo 24/07/2015

 -  2.974 Lượt xem

Sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia năm 2015, các hội đồng thi do trường ĐH chủ trì sẽ gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đã đăng ký dự thi để xét tuyển sinh ĐH, CĐ trước ngày 30-7.

Sau khi biết kết quả thi THPT quốc gia năm 2015, các hội đồng thi do trường ĐH chủ trì sẽ gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đã đăng ký dự thi để xét tuyển sinh ĐH, CĐ trước ngày 30-7.

Thu thập thông tin đầy đủ, bình tĩnh và không vội vã, đó là lời khuyên mà các chuyên gia dành cho thí sinh khi chuẩn bị hồ sơ đăng ký xét tuyển.

TS Nguyễn Đức Nghĩa - Ảnh Như Hùng
* TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA (phó giám đốc ĐHQG TP.HCM):

Năm điểm cần biết 
khi đăng ký xét tuyển

1) Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có nhiều đổi mới, trong đó thay đổi lớn nhất là tách khâu thi và khâu tuyển. Khác với những năm trước, thí sinh biết điểm trước khi đăng ký xét tuyển (xem như ván bài lật ngửa). Trong những ngày sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ công bố phổ điểm để thí sinh tham khảo và tự lượng sức mình.

2) Năm nay không chỉ xét tuyển theo các khối thi truyền thống mà còn xét tuyển theo rất nhiều tổ hợp môn. Hiện nay hầu hết các ngành đều xét tuyển từ 2-4 tổ hợp, rất ít ngành chỉ xét tuyển một tổ hợp. Do vậy thí sinh cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về tổ hợp các môn xét tuyển của ngành mà mình dự định đăng ký xét tuyển.

3) Với các thí sinh dùng kết quả thi THPT quốc gia để xét tuyển, mỗi thí sinh được cấp bốn giấy chứng nhận kết quả thi, nhưng đừng nhầm tưởng là được sử dụng cùng một lúc. Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1 (từ ngày 1 đến 20-8), thí sinh chỉ được dùng giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1, và trong đợt này thí sinh được đăng ký bốn ngành của cùng một trường. Chiến lược chọn ngành đăng ký phải ưu tiên cho tổ hợp các môn thi phù hợp với ngành đăng ký với mức điểm cao nhất.

4) Trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, tuy được phép rút hồ sơ từ trường này để nộp qua trường khác khi cảm thấy nguy cơ bị rớt, nhưng không vì thế mà thí sinh nộp vội vã, không cân nhắc. Vì đối với các thí sinh ở xa, việc rút hồ sơ từ trường này chuyển sang trường khác không phải có thể thực hiện dễ dàng trong một thời gian ngắn 1-2 ngày. Phải thường xuyên theo dõi thông tin xét tuyển được công bố công khai trên website của nhà trường để kịp thời điều chỉnh khi thật sự cần thiết và dự đoán được hiệu quả.

5) Phải thu thập thông tin về ngành mình muốn đăng ký xét tuyển (tổ hợp các môn xét tuyển, điểm chuẩn trúng tuyển những năm trước đây, chỉ tiêu tuyển, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển...) thật đầy đủ, không vội vã, sao cho cơ hội trúng tuyển theo nguyện vọng 1 là cao nhất. Vì thường khoảng 70% tổng chỉ tiêu đã được dành cho xét tuyển nguyện vọng 1, thậm chí đối với các trường lớn, các ngành thu hút thí sinh thì tỉ lệ này có thể là 100% (không xét tuyển nguyện vọng bổ sung).

Quang Sáng
Gọi 0977 65 66 69
x