Phòng tham vấn Tâm lý

  • Ở ĐÂY.. CHÚNG TA LÀM GÌ?

    Thịnh Trần

    Phòng Tham vấn tâm lý- CTIM (Home Sweet Home- H.S.H) là đơn vị trực thuộc Đoàn Trường CTIM với mục đích thành lập nhằm hỗ trợ tư vấn ban đầu cho các bạn sinh viên đang gặp khó khăn, áp lực, tâm trạng xấu cũng như những vấn đề liên quan đến cảm xúc, qua đó giúp đỡ các bạn nâng cao nhận thức và ứng phó tích cực với các trở ngại về tâm lý.

  • KHI NÀO THÌ CẦN ĐẾN PHÒNG THAM VẤN TÂM LÝ?

    Thịnh Trần

    Bạn đã bao giờ cảm thấy mình phải mệt mỏi với những áp lực trong học tập, trong quan hệ với cha mẹ, bạn bè, bạn thắc mắc về những thay đổi tâm sinh lý của bản thân? Bạn cảm thấy mình mất định hướng trong cuộc sống? Luôn cảm thấy cuộc sống vô nghĩa?...Nếu câu trả lời là “có” vậy liệu bạn có nên đến phòng “Tham vấn tâm lý” để được hỗ trợ không? Mỗi người khác nhau lại có những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này, tùy theo từng trường hợp hoặc mức độ cụ thể. Nhưng nếu bạn có những dấu hiệu dưới đây thì nên đến phòng “Tham vấn tâm lý” để được hỗ trợ ngay nhé.

  • PHÒNG THAM VẤN TÂM LÝ CTIM

    Thịnh Trần

    Phòng Tham vấn tâm lý- CTIM (Home Sweet Home- H.S.H) là đơn vị trực thuộc Đoàn Trường CTIM với mục đích thành lập nhằm hỗ trợ tư vấn ban đầu cho các bạn sinh viên đang gặp khó khăn, áp lực, tâm trạng xấu cũng như những vấn đề liên quan đến cảm xúc, qua đó giúp đỡ các bạn nâng cao nhận thức và ứng phó tích cực với các trở ngại về tâm lý.

  • VƯỢT QUA TRỞ NGẠI ĐỂ ĐI VỀ PHÍA TRƯỚC

    Thịnh Trần

    Một trong những dự án hướng đến cộng đồng Sinh viên các trường Cao đẳng đặc biệt là Sinh viên Trường Cao đẳng CTIM đó chính là "Dự án Thực hành Công tác Xã hội" thực hiện hỗ trợ vượt qua các trở ngại tâm lý cho sinh viên thông qua "Phòng Tư vấn Tâm lý Học đường" trực thuộc Đoàn Trường CTIM.

  • ÁP LỰC KHI HỌC TRỰC TUYẾN

    Thịnh Trần
    Dịch COVID-19 khiến sinh viên chịu áp lực tâm lí về học trực tuyến, nỗi lo lắng khả năng đóng học phí. Ngoài ra còn có mâu thuẫn với gia đình, làm việc quá sức. Đáng chú ý, 48% sinh viên cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.
    Sinh viên chịu áp lực học tập trực tuyến cao nhất. Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên trong hệ thống. Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lí mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%). Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lí do trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch. Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).
  • THIỀN CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

    Thịnh Trần

    Thiền chánh niệm là cách tuyệt vời để tăng sự tập trung, giảm căng thẳng, và kích thích sự sáng tạo. Học cách thiền chánh niệm cần có thời gian và luyện tập, nhưng bạn cũng có thể tự học. Bạn cũng có thể kết hợp các phương pháp chánh niệm vào trong đời sống hàng ngày, như khi ăn, hay thực hiện các công việc hàng ngày khác.

  • NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ. HỌ LÀ AI?

    Thịnh Trần

    Trong những chủ đề trước, chúng ta đã được tìm hiểu rất nhiều về các rối loạn tâm thần, vấn đề tâm lý và mở ra một con đường giải quyết cho các vấn đề trên là tìm đến phòng tham vấn tâm lý. Tại nơi đó, chúng ta sẽ được gặp nhà tham vấn tâm lý. Vậy nhà tham vấn tâm lý là ai? Họ có nhiệm vụ gì?

  • STRESS LÀ GÌ?

    Thịnh Trần

    Stress là một từ tiếng Anh bắt nguồn từ “stringere” trong tiếng Latin, có nghĩa là “kéo căng”. Vì vậy, trong tiếng Việt, dịch “stress” là “căng thẳng” cũng là một cách dịch hợp lý. Hãy hình dung đến “sợi dây thun”. Khi ta kéo căng 2 đầu, sợi dây thun sẽ căng ra và mỏng dần. Nhưng mềm mỏng không có nghĩa là mỏng manh, tiềm chứa trong đó là một lực đàn hồi có thể bung ra rất mạnh bất kỳ lúc nào.

  • 15 Ý TƯỞNG TRUYỀN CẢM HỨNG VÀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO BẢN THAN

    Thịnh Trần
    Hầu hết chúng ta đều đã từng có những trải nghiệm tiêu cực và trải qua những giai đoạn chỉ chăm chăm vào mỗi một việc - trì hoãn mọi thứ.
    Nếu đây là thực trạng cuộc sống hiện tại của bạn, thì bạn cũng không phải là người duy nhất. Dù có khó khăn và tăm tối thì đó vẫn không phải là đường cùng. Ánh sáng và hi vọng đang chờ đợi đâu đó quanh đây! Tất cả những gì bạn cần làm là một chút thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề.
    Người ta rất dễ trở thành nạn nhân của thói quen trì hoãn và bị phân tâm bởi những việc lặt vặt không quan trọng và tầm thường trong cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên việc xây dựng lòng tin vào bản thân và một chuẩn mực cho lòng kiên định cũng không hề quá xa vời. Tất cả những gì bạn cần là động lực và sức mạnh ý chí kiên định để tiếp tục chiến đấu.
  • CHĂM SÓC GIẤC NGỦ

    Thịnh Trần

    Giấc ngủ là liều thuốc hiệu nghiệm cho cơ thể khỏe mạnh. Ngủ là một trạng thái tự nhiên chiếm hơn 30% thời gian cuộc đời con người, khoảng thời gian quan trọng để duy trì khả năng tồn tại, bảo trì và phát triển. 

  • NHỮNG CÁCH PHÒNG CHỐNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH

    Thịnh Trần

    Trong những bài viết trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Bạo lực gia đình, nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình cùng những hậu quả của nó. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu phải làm thế nào khi là nạn nhân của bạo lực gia đình.

  • BẠN CÓ LÀ NẠN NHÂN CỦA SỰ NGƯỢC ĐÃI?

    Thịnh Trần
    Hành vi ngược đãi trẻ em là hành vi phổ biến ở mọi loại gia đình có bất ổn. Trong khi các hành vi ngược đãi thân thể và xâm hại tình dục công khai rõ ràng là sẽ để lại chấn thương tâm lý cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thì những hình thức lạm dụng trẻ em khó có thể được công nhận là ngược đãi. 
    Các hành vi đó có thể bao gồm: bạo hành thân thể mức độ nhẹ đến trung bình, xâm hại tình dục ngầm hoặc ít công khai, ngược đãi về mặt tình cảm hay tinh thần, bỏ bê trẻ nhỏ và phớt lờ hay xâm phạm nghiêm trọng niềm tin tâm linh hoặc sự phát triển tâm linh của trẻ. 
  • KHI TRẺ CON THÀNH NƠI “XẢ” CỦA CHA MẸ

    Thịnh Trần
    Báo cáo từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19 của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF mới đây cũng cho thấy, tình trạng hạn chế đi lại, giãn cách xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế tăng lên đối với các gia đình dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%.
    Gia đình bình thường là chốn về bình yên để bảo vệ trẻ, nhưng khi trường học đóng cửa, một số ngôi nhà trở thành nơi ngược đãi trẻ. Nhiều em không chỉ bị bạo lực bằng lời nói mà còn cả đánh đập.
  • BẠN BIẾT GÌ VỀ CÁI TÔI GIẢ MẠO?

    Thịnh Trần

    Khi một đứa trẻ không được nuôi dưỡng trọn vẹn, thoải mái bộc lộ thì những nhu cầu mà đứa trẻ bị từ chối sẽ được chúng trôn vùi. Đứa bé khóc đòi mẹ ẵm bế yêu thương, nhưng lại bị mẹ làm lơ nhiều lần, thầm chí mắng chửi mà không giải thích cho bé một nguyên do hợp lý, bé sẽ chôn vùi đi mong muốn ấy. Và rồi điều bé thể hiện ra bên ngoài là không cần đến sự yêu thương bế ẵm của những người xung quanh. Khi lớn lên sẽ có khuynh hướng trở thành người bảo thủ, kiểm soát và dùng tức giận làm vũ khí. Những điều thể hiện ra bên ngoài này chính là cái tôi giả mạo.

  • BẠN CÓ LỚN LÊN TRONG GIA ĐÌNH MANG SỰ CỰC ĐOAN?

    Thịnh Trần

    Tiêu đề nhắc đến cực đoan, với sự cực đoan của nhiều vấn đề. Chúng ta sẽ cùng nhau nói đến một số những vẫn đề cực đoan mà các gia đình đang gặp phải, có ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của những thành viên trong đó và làm mắc kẹt những đứa trẻ nội tâm

  • CẢM GIÁC TỘI LỖI TRONG BAN

    Thịnh Trần
    Mỗi người trong chúng ta đều đôi khi xuất hiện những cảm giác tội lỗi trong mình. Cảm giác này được hình thành bởi quá trình hoạt động và giao tiếp của mỗi người, tạo nên những quy chuẩn riêng trong bản thân. Ta cảm thấy có lỗi khi ta vi phạm quy chuẩn đó.
    Cũng có thể nói, cảm giác tội lỗi là một dạng hành vi khi chúng ta cảm thấy không ổn về việc mình làm, hoặc không lằm trong khi lương tâm thúc giục ta không nên như thế.
  • CẢM GIÁC HỔ THẸN

    Thịnh Trần

    Đôi khi ta thực hiện một hành động sai trái, vậy trong ta lúc đó là cảm giác tội lỗi hay cảm giác hổ thẹn, hay là cả hai. Về cơ bản chúng có vẻ khác nhau nhưng chúng ta đều dễ dàng nhầm lẫn hai cảm giác này.

  • BẠN CÓ LÀ NẠN NHÂN CỦA CÁC CHẤT KÍCH THÍCH?

    Thịnh Trần

    Nghe như vẻ đây là một tệ nạn và không mấy liên quan đến tâm lý tâm thần hay đứa trẻ bên trong hoá ra lại mang sức ảnh hưởng và bao phủ vô cùng lớn. Black (1984) ước lượng rằng: Gần một nửa số người trưởng thành có cha mẹ nghiện rượu phủ nhận sự ảnh hưởng của điều đó lên họ. Gần 90% trong số họ mắc chứng nghiện rượu và chất kích thích ở tuổi trưởng thành.

  • TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỜNG BỞI GIA ĐÌNH

    Thịnh Trần

    Bố mẹ là những người có ảnh hưởng rất lớn đến tính cách và lối sống của trẻ, đặc biệt là từ phong cách giáo dục của họ. Những quyết định của bố mẹ có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Nhưng những điều tưởng chừng đơn giản như chọn thái độ nghiêm khắc hay khoan dung vốn là điều không dễ dàng. 

loading_ring_50.svg
Gọi 0977 65 66 69