CẢM GIÁC HỔ THẸN

Ngày tạo 30/11/2021

 -  1.947 Lượt xem

Đôi khi ta thực hiện một hành động sai trái, vậy trong ta lúc đó là cảm giác tội lỗi hay cảm giác hổ thẹn, hay là cả hai. Về cơ bản chúng có vẻ khác nhau nhưng chúng ta đều dễ dàng nhầm lẫn hai cảm giác này.

Đôi khi ta thực hiện một hành động sai trái, vậy trong ta lúc đó là cảm giác tội lỗi hay cảm giác hổ thẹn, hay là cả hai. Về cơ bản chúng có vẻ khác nhau nhưng chúng ta đều dễ dàng nhầm lẫn hai cảm giác này.
Theo Charles Whitfield, nỗi hổ thẹn là cảm giác đau đớn và không dễ chịu mà chúng ta phải trải qua khi nhận ra một phần con người mình không hoàn hảo, tồi tệ, vô giá trị, giả tạo, kém cỏi, luôn thất bại,…Khác với cảm giác giác tội lỗi, ta cảm thấy khi ta làm sai. Như vậy cảm giác hổ thẹn có thể xuất hiện mọi lúc, nhưng cảm giác tội lỗi chỉ xuất hiện khi ta làm sai. Và cũng vì thì cảm giác tội lỗi có thể tiêu biến khi ta sửa chữa lỗi lầm, nhưng sự xấu hổ có thể đẩy chúng ta vào bế tắc. 
Điều chúng ta nên làm cảm nhận nỗi hổ thẹn mỗi khi chúng xuất hiện, tìm kiếm xem đâu là điều, sự kiện nào dẫn ta đến cảm giác này, bộc lộ nó một cách an toàn trước những người ta có thể tin tưởng. Nhưng điều chúng ta thường làm lại là cố che đậy sự xấu hổ của mình. Và phản ứng lại bằng những cảm xúc khác như: tức giận, thịnh nộ, đổ lỗi, coi thường, tấn công, kiểm soát, trốn tránh, bỏ mặc, hành vi cưỡng chế,…Thật không khó để ta nhìn thấy những người bạn của chúng ta sẽ nổi giận khi bị chọc quê, thậm chí tấn công đối tượng chọc tức anh ta. Thể hiện xự xấu hổ ra bên ngoài làm chúng ta cảm thấy kém an toàn, lo lắng mọi người sẽ đánh giá chúng ta kém cỏi, yếu đuối.
Nguồn gốc của cảm giác xấu hổ đến từ quá trình chúng ta sẽ diễn giải những niềm tin, luật lệ, thông điệp tiêu cực mà mình nghe được khi lớn lên. Đúng rồi đấy, chúng ta lại nhắc đến môi trường gia đình. Nếu chúng ta luôn được nhắn nhủ, dán nhãn, quát mắng mỗi ngày trong đời rằng ta không hoàn thiện, không đủ tốt, yếu đuối, dở tệ,… thì chính chúng ta cũng nghĩ chúng ta như thế và bản thân chúng ta tin rằng mọi người cũng thấy mình như thế.
Quay lại câu hỏi đầu tiên, cậu bé cảm thấy tội lỗi hay hổ thẹn? Chúng ta lại phải xem gia đình cậu ấy đã dạy cậu ấy cảm thấy thế nào.
 
----------------------------------------------------------------------- 
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI: 
 Chat box “My friend": Nhấp vào đây
 Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
 Form đăng ký gặp nhà tư vấn: Nhấp vào đây để đăng ký
 Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com
Thịnh Trần
Gọi 0977 65 66 69