DỄ BỊ TỔN THƯƠNG MÙA DỊCH

Ngày tạo 25/11/2021

 -  772 Lượt xem

Khái niệm “dễ bị tổn thương” là một khái niệm mở, khó để định nghĩa chính xác và có thể thay đổi theo ngữ cảnh. Hơn nữa, sự dễ bị tổn thương có thể phát sinh từ tự nhiên và không thể tránh khỏi hay nó có thể được tạo ra và duy trì bởi sắp đặt của cá nhân và/hoặc xã hội. (Trung tâm hỗ trợ phát triển cộng đồng &Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ SISD,2012)

 
     Hiện nay dịch Covid-19 đã có ảnh hưởng xấu đến xã hội, cộng đồng, đồng thời gây nên sự khủng hoảng đối với 4 nhóm người dễ bị tổn thương.
    1. Nhóm trẻ em: Thời gian dịch kéo dài gần 2 năm, trẻ em đang nổi lên với những " tổn thương vô hình" trong cuộc khủng hoảng toàn cầu này. Một số thách thức mà trẻ phải đối mặt: thay đổi thói quen, giảm kết nối xã hội, trải qua mất mát do đại dịch, nguồn thông tin dịch bệnh không phù hợp với trẻ em,…có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển của trẻ.
    2. Nhóm nhân viên y tế tuyến đầu: Các nhân viên y tế tuyến đầu phải thực hiện các ca làm việc căng thẳng, mệt mỏi, không biết khi nào thì dịch bệnh hết hoặc bùng phát trở lại. Sau đó là sự bất lực cố hữu khi không thể cứu hàng chục ngàn bệnh nhân. Thêm sự lo lắng về việc không có đủ thiết bị phòng hộ để bảo vệ bệnh nhân hay vô tình là người nhà của mình vượt qua virus. Họ đau đớn trước viễn cảnh hết máy thở và phải giữ sự chăm sóc cẩn trọng đối với người sắp chết, giành giật sự sống từng giờ, từng phút…. 
Chưa kể là phần đông bác sĩ, nhân viên y tế sau khi hết ca trực lại được đưa về các nơi cô lập, cách ly để nghỉ ngơi và không được về nhà, bảo vệ gia đình mình. Nỗi cô đơn, sự lo lắng về việc người thân có thể gặp nguy hiểm cũng khiến họ thêm đau lòng và rút nốt những sức lực cuối cùng.
    3. Nhóm người nghi bệnh: Vô tình tiếp xúc với người đang mắc bênh Covid-19 và có những triệu chứng tương tự nhưng chưa xác định căn nguyên khiến họ sống trong lo sợ và nảy sinh những hướng nghĩ không đúng đắn khiến họ cảm thấy lo âu và chất và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần một cách nặng nề. 
    4. Nhóm người mắc bệnh nền: Bệnh COVID-19 thường nghiêm trọng hơn ở những người trên 60 tuổi hoặc những người đang mắc bệnh nền như phổi, tim mạch, đái tháo đường hoặc bệnh lý ảnh hưởng hệ miễn dịch của họ. Từ đó, họ dễ dàng có những suy nghĩ tiêu cực, cách nhìn bi quan và gây nên những vấn đề về tâm lý.
    Như vậy, đến nay đại dịch Covid-19 đã kéo dài gần 2 năm, không chỉ người lớn, những nhân viên y tế mà trẻ em đều đang hứng chịu những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. 
 
​----------------------------------------------------------------------- 
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI: 
 Chat box “My friend": Nhấp vào đây
 Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
 Form đăng ký gặp nhà tư vấn: Nhấp vào đây để đăng ký
 Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com

 

Thịnh Trần
Gọi 0977 65 66 69