Cuộc CMCN 4.0 được đánh giá sẽ tác động mạnh mẽ không chỉ chỉ ở quy mô nhỏ như nhà máy doanh nghiệp, mà còn tác động đến tất cả lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội…
Trước xu thế máy móc tự động hóa để thay thế con người, nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp, đặc biệt là kiến thức khoa học công nghệ và kỹ năng mềm, đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (2023), hiện nay, cả nước có khoảng 30.000 doanh nghiệp cơ khí, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo, với doanh thu thuần hoạt động sản xuất - kinh doanh là 1,5 triệu tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động, số lượng lao động của ngành Cơ khí vẫn tăng trưởng khoảng 10-12%/năm.
Nhu cầu nhân lực liên quan tới ngành Cơ khí hiện nay chiếm tới 28% tổng nhu cầu lao động cả nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành Cơ khí luôn phải đối mặt với bài toán thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao.
Đặc điểm của doanh nghiệp cơ khí Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ. Trong số 30.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm cơ khí, chỉ có gần 100 DN có quy mô vốn trên 500 tỷ đồng; trong đó 12 DN có trên 5.000 lao động và 116 DN có trên 1.000 lao động.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nguon-nhan-luc-nganh-co-khi-viet-nam-trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-40-109246.htm