Đôi khi cảm giác trống rỗng chỉ thoáng qua hoặc kéo dài chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Thường cảm giác này sẽ tự biến mất và bạn sẽ lại cảm thấy tốt hơn. Nhưng đôi khi cảm giác gặm nhấm này cứ kéo dài dai dẳng.
Có nhiều lý do dẫn đến cảm giác trống rỗng. Đó có thể là lý do về mặt thể chất, tinh thần, hoặc cảm xúc. Dưới đây là một số cách để đối phó với cảm giác trống rỗng và giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
YẾU TỐ THỂ CHẤT
Mặc dù có nhiều vấn đề thể chất hoặc bệnh lý có thể dẫn tới cảm giác trống rỗng, tuy nhiên kiệt sức có thể là thủ phạm chính vì thiếu ngủ có nhiều tác dụng phụ tiêu cực
THIẾU NGỦ
Tầm quan trọng của việc có một giấc ngủ ngon có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ của bạn. Bạn có thể cảm thấy trống rỗng bởi vì cơ thể bạn đang trong trạng thái mệt mỏi. Nguồn sức khoẻ của Đại học Harvard chỉ ra rằng các nghiên cứu về hình ảnh thần kinh (neuroimaging) và hoá học thần kinh (neurochemistry) cho tháy rằng một giấc ngủ ngon gousp tăng cường khả năng phục hồi về thể chất và tinh thần. Trong khi đó thiếu ngủ mãn tính tạo tiền đề cho suy nghĩ tiêu cực và dễ bị tổn thương cảm xúc (emotional vulnerability).
KIỆT SỨC
Có thể bạn đã trải qua nhiều sự kiện khiến năng lượng của bạn cạn kiệt. Có thể bạn đang chăm socs trẻ em hoặc cha mẹ già. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngay cả việc chăm sóc không chính thức cũng gây ra tình trạng căng thẳng và kiệt sức. Một nguyên nhân khác khiến bạn kiệt sức và cảm thấy trống rỗng có thể là do bạn đã dành hàng nhiều giờ cho các dự án công việc.
Cách ứng phó với kiệt sức
Nếu bạn đang cảm thấy kiệt sức và trống rỗng, một số tips sau đây có thể giúp giảm triệu chứng của bạn:
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ vợ/chồng, hàng xóm, dịch vụ dọng dẹp hoặc bạn bè
- Kết hợp nghỉ ngơi bằng cách sắp xếp thời gian cho những giấc ngủ ngắn đều đặn
- Thử các bài tập thở
- Bắt đầu thực hành thiền định
Nếu những giải pháp này không hiểu quả, bạn có thể cần phải đào sâu hơn về tâm lý của mình. Hãy dành thời gian để đánh giá tình hình bằng cách ngồi xuống với một cây bút và một tập giấy và tự hỏi bản thân về những nguyên nhân sâu xa hoặc lý dó khiến bạn kiệt sức:
- Bạn có cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ người bạn đời, hàng xóm hay bạn bè không?
- Mục tiêu của bạn liên quan đến công việc, gia đình và cuộc sống bây giờ đã thay đổi chăng?
- Các hoạt động của con bạn đòi hỏi quá nhiều từ bạn?
- Những vấn đề về sức khoẻ có đòi hỏi bạn nhiều sự quan tâm hơn không?
- Có phải trách nghiệm tình nguyện chiếm quá nhiều thời gian của bạn không?
- Công việc của bạn có quá khắt khe và đòi hỏi nhiều cố gắng, nỗ lực không?
- Bạn có cần một công việc mới, thay đổi nghề nghiệp hoặc làm việc part-time không?
Bằng cách đánh giá trách nhiệm và tình hình hiện tại, bạn có thể thấy một số nghĩa vụ không còn phù hợp với kế hoạch cuộc sống của bạn như trước đây. Hãy nhớ rằng từ bỏ điều gì đó không phải là dấu hiểu của sự yếu đuối hoặc thiếu cam kết. Trên thực tế, việc từ bỏ có thể là một dấu hiệu của sức mạnh.
2. YẾU TỐ SỨC KHOẺ TINH THẦN VÀ CẢM XÚC
Các sự kiện hoặc hoàn cảnh có thể dẫn đến cảm giác trống rỗng hoặc buồn bã. Mỗi cá nhân là khác nhau. Tình huống tương tự nhau, chẳng hạn như đối phó với một cấp trên hiếu chiến, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến bạn và người hàng xóm của bạn theo cách khác nhau. Nhận thức khác nhau ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của chúng ta.
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến cảm giác trống rỗng được liệt kê dưới đây:
CHÁN NẢN
Bạn có đang cảm thấy chán và không hài lòng với cuộc sống của mình, vì thế mà bạn cảm thấy trống rỗng? Sherry Amatenstein, LCSW và tác giả của bốn cuốn sách nói rằng bạn có thể cảm thấy trống rỗng vì bạn đang cảm thấy vô định và không biết điều gì mang lại cho bạn ý nghĩa.
Bạn có thể lập danh sách những hoạt động có thể làm để tăng cảm giác vui vẻ, thú vị và ý nghĩa.
Lựa chọn khác là viết nhật ký biết ơn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng lòng biết ơn tăng hạnh phúc của bạn.
CÔ ĐƠN SAU KHI CHIA TAY MỘT MỐI TÌNH
Sau khi một mối quan hệ hoặc một cuộc hôn nhân kết thúc, bạn có thể cảm thấy khoảng không vô tận. Nghiên cứu của Đại học Harvard về sự phát triển của người trưởng thành, một trong những nghiên cứu dài nhất về cuộc sống của người trưởng thành trong 75 năm, đã phát hiện ra rằng duy trì mối quan hệ yêu thương với vợ chồng, gia đình và bạn bè là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong hạnh phúc của chúng ta.
Không có gì ngạc nhiên khi bạn đang cảm thấy vô vọng và cô đơn nếu bạn không còn là một phần của một mối quan hệ lãng mạn. Vì sự cô đơn có liên quan đến trầm cảm, điều quan trọng là phải tìm ra nhiều cách để đối phó với nó. Bạn có thể tham gia một lớp học, thiết lập thời gian để nói chuyện với bạn thân thường xuyên hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ trực tuyến.
SỰ THƯƠNG TIẾC VỀ MỘT SỰ MẤT MÁT
Sau cái chết của một người gần gũi với bạn, bạn cảm thấy tê liệt hoặc trống rỗng là điều hết sức bình thường. Sự trống rỗng ở trong ngôi nhà hay trong trái tim bạn rồi sẽ giảm bớt. Không nhất thuyết phải khép lại sự mất mát của một người đặc biệt đối với bạn, nhưng thường sẽ có cách để vượt qua và sống chung với mất mát.
TRẦM CẢM VÀ CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHOẺ TINH THẦN KHÁC
Điều khó khăn về trầm cảm là nó có thể bao gồm một loạt các triệu chứng. Ví dụ, nó có thể biểu hiện như một nỗi buồn tạm thời và cảm thấy thấp thỏm. Hoặc bạn có thể cảm thấy giảm hứng thú với các hoạt động mà bạn thường yêu thích. Những yếu tố này có thể tạo ra cảm giác trống rỗng, mệt mỏi.
Amatenstein cảnh báo rằng cảm giác thiếu hụt hoặc cảm giác hư vô mạnh mẽ và dai dẳng có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng hơn. Cô ấy nói, "Cảm giác này có thể liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần mãn tính như trầm cảm hoặc PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương)."
Khi bị trầm cảm, bạn hãy nhìn vào một loạt các triệu chứng bao gồm chán ăn, mệt mỏi, cảm giác vô dụng, khó ra quyết định và có ý định tự tử.
Amatenstein cho biết thêm rằng cảm giác trống rỗng “cũng có thể là một cơ chế bảo vệ vì sau một sự kiện chấn thương gây ra khiến bạn khó chịu, bạn sẽ dễ dàng không cảm thấy gì hơn là đối mặt với những cảm xúc nặng nề”.
Nếu cảm giác trống rỗng của bạn phản ánh tình trạng được gọi là rối loạn trầm cảm nghiêm trọng hoặc trầm cảm lâm sàng, PTSD, hoặc có vẻ như bị chấn thương, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ sức khỏe tâm thần được cấp phép.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI CẢM GIÁC TRỐNG RỖNG
Với cảm giác trống trải nhẹ hoặc cảm giác thiếu thốn tạm thời, bạn có thể thúc đẩy bản thân thoát ra ngoài và cảm thấy tốt hơn bằng nhiều cách khác nhau.
Tập trung vào việc tự chăm sóc bản thân, thực hiện các hoạt động cải thiện cảm giác hạnh phúc của bạn, thực hiện những thay đổi có ý nghĩa và truyền đạt những cảm xúc này với những người bạn thân thiết và tất nhiên, bác sĩ trị liệu của bạn.
Nếu những cảm giác này vẫn còn kéo dài và bạn cảm thấy chúng vượt quá những biện pháp khắc phục đơn giản, bạn nên nhờ sự trợ giúp của chuyên gia.
-----------------------------------------------------------------------
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI:
Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com