ÁP LỰC KHI HỌC TRỰC TUYẾN

Ngày tạo 30/11/2021

 -  3.055 Lượt xem

Dịch COVID-19 khiến sinh viên chịu áp lực tâm lí về học trực tuyến, nỗi lo lắng khả năng đóng học phí. Ngoài ra còn có mâu thuẫn với gia đình, làm việc quá sức. Đáng chú ý, 48% sinh viên cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.
Sinh viên chịu áp lực học tập trực tuyến cao nhất. Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên trong hệ thống. Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lí mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%). Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lí do trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch. Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).

Dịch COVID-19 khiến sinh viên chịu áp lực tâm lí về học trực tuyến, nỗi lo lắng khả năng đóng học phí. Ngoài ra còn có mâu thuẫn với gia đình, làm việc quá sức. Đáng chú ý, 48% sinh viên cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh.
Sinh viên chịu áp lực học tập trực tuyến cao nhất. Đại học Quốc gia TPHCM đã công bố kết quả nghiên cứu về sự tác động của COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên trong hệ thống. Kết quả khảo sát cho thấy, trong các áp lực tâm lí mà sinh viên phải chịu thì vấn đề áp lực học tập trực tuyến được ghi nhận cao nhất (65,1%). Sinh viên có xu hướng lo lắng về việc này, cả vì lí do trang thiết bị và căng thẳng liên quan đến đại dịch. Ngoài ra, còn có áp lực tâm thần đáng kể khác lên sinh viên là nỗi lo lắng khả năng đóng học phí (58,9%); có mâu thuẫn với gia đình trong vấn đề thấu hiểu (27,7%) hay làm việc quá sức (27,1%).
Khảo sát đã ghi nhận sự thiếu tập trung hoặc không có hứng thú trong học tập, sinh hoạt là vấn đề mà đa số các sinh viên mắc phải (chiếm 56,8%). Bên cạnh đó là tỉ lệ sinh viên mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều (chiếm 56,2%). Đáng chú ý, 48% sinh viên được khảo sát thừa nhận đã cảm thấy bản thân nhiều thiếu sót, tự ti và mơ hồ về mục đích sống của bản thân trong thời gian dịch bệnh. Vấn đề ngại tiếp xúc với người khác (kể cả người thân) cũng tồn tại trong 26,7% sinh viên được khảo sát.
Tăng cường dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho sinh viên: Những biện pháp hỗ trợ đặc biệt là các hoạt động giao lưu và các hoạt động tương tác là cần thiết, đặc biệt trong thời gian sinh viên học trực tuyến. nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tinh thần cho sinh viên.
Đó là cần khai thác tốt những dịch vụ chăm sóc đời sống tâm thần cho sinh viên để khắc phục những hậu quả về mặt phi vật chất do dịch bệnh gây ra. Đồng thời, cần triển khai nhanh, trên diện rộng những chính sách hỗ trợ tài chính, gia hạn và tặng học bổng nhằm tạo điều kiện cho sinh viên gặp khó khăn vì COVID-19 yên tâm học tập. Mong muốn có các chương trình giao lưu trực tuyến để sinh viên tương tác và trò chuyện cùng mọi người; mở các chương trình học thuật giúp sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng mềm. Tuyên truyền rộng rãi, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động cộng đồng để khắc phục và giảm thiểu các hậu quả tâm thần do đại dịch COVID-19 gây ra.
 
----------------------------------------------------------------------- 
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI: 
 Chat box “My friend": Nhấp vào đây
 Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
 Form đăng ký gặp nhà tư vấn: Nhấp vào đây để đăng ký
 Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com
Thịnh Trần
Gọi 0977 65 66 69