Nguồn gốc của Lễ Giỗ Tổ không phải ai cũng biết

Ngày tạo 02/04/2020

 -  6.987 Lượt xem

Theo truyền thuyết thì có 18 đời vua Hùng, một đời vua là một triều đại. Truyền thuyết ghi 18 đời Hùng Vương có tổng cộng 180 vua. Nhưng tại sao chọn ngày "giỗ vua tổ" là ngày trọng đại coi như ngày khai sinh đất nước mà không chọn ngày sinh hay ngày lên ngôi của ngài ?

NGUỒN GỐC CỦA NGÀY GIỖ TỔ

Như một niềm kiêu hãnh trong tâm linh, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có truyền thuyết riêng cho nguồn gốc của mình.

Truyền thuyết kể rằng Tổ Phụ Lạc Long Quân lấy Tổ Mẫu Âu Cơ sinh ra 100 con, 50 con theo Cha xuống viển. 50 con theo Mẹ lên núi và con cả được truyền ngôi lấy hiệu là Hùng Vương.

Âu Cơ và Lạc Long Quân là Tổ Phụ và Tổ Mẫu của nòi giống Lạc Hồng

Thông thường nói đến giỗ Tổ là nói đến giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng niên hiệu lập quốc là năm 2879 tr.CN, thời Kinh Dương Vương, người sáng lập ra họ Hồng Bàng.

Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. Hùng Vương là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương. Giỗ Tổ vì vậy phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương. Trong thời khai quốc, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, Hùng Vương đều là những Tổ phụ quan trọng của nòi giống Lạc Hồng.

Giỗ Tổ vì thế cũng nên nhớ đến các Tổ Phụ Tổ Mẫu thời khai quốc, không nên chỉ nhớ đến Hùng Vương không mà thôi

NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO ?

Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn; sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".

Cột đá Thề thiêng liêng trên núi Nghĩa Lĩnh

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay từ khi lên ngôi đã từng bước xác lập "ngọn phả" về thời đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước.

Ý NGHĨA CỦA NGÀY 10/3

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành "điểm hẹn" tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, đù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Linh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì

Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc Lễ. Lễ vật dâng cúng là "lễ tam sinh", là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu...Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình

Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa cội nguồn trong "vòng xoáy" hội nhập

nguồn: salagarden.vn

Phòng Truyền thông TTTS
x

 

Gọi 0977 65 66 69