1. Định nghĩa ngành Logistics
Ngành Logistics là gì? Có thể hiểu nôm na đó chính là khâu hậu cần của một doanh nghiệp, hoặc đơn giản hơn đó chính là "kho để đồ" mà các doanh nghiệp mượn để lưu trữ, vận tải hàng hóa, đóng gói bao bì, quản lý các kho bãi, làm thủ tục giấy tờ hải quan…nhằm đạt được mục tiêu chính đó là bảo quản chất lượng sản phẩm, cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách hiệu quả, nhanh chóng và chất lượng nhất.
Logistic đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Trong lĩnh vực Kinh doanh và Marketing thì ngành Logistics là một đề tài rất phổ biến, nó đóng một vai trò rất đặc biệt trong việc phát triển của doanh nghiệp, vì nếu bạn làm tốt lĩnh vực Logistics thì chi phí vận chuyển, lưu trữ, bảo quản của Công ty sẽ được giảm thiểu rất nhiều, qua đó giúp tài chính của công ty được ổn định, đem về nhiều lợi nhuận.
Ngành Hot trong xu thế hội nhập của nền kinh tế toàn cầu
2. Ngành Logistics học những môn gì?
Ngành Logistics học môn gì? Khi theo học ngành Logistics các bạn sẽ được đào tạo bài bản từ những kiến thức căn bản đến nâng cao như: Anh văn chuyên ngành Logistics, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khai thác cảng, nghiệp vụ hải quan, quản lý kho hàng, kiểm soát lưu kho, dự báo nhu cầu, thông tin trong phân phối, xếp dỡ cơ giới tổng hợp,...
-
Khai thác cảng quốc tế: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hằng năm thông qua các cảng biển của Việt Nam không ngừng tăng lên, số lượng các tàu cập cảng bốc dỡ hàng hóa cũng ngày càng nhiều. Vì vậy nắm vững các nguyên lý, hình thức hoạt động của công đoạn này sẽ góp vai trò rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương của doanh nghiệp.
-
Quản lý chuỗi cung ứng: sinh viên sẽ được học về các nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn về mạng lưới hậu cần, nắm rõ được các nguyên lý hoạt động, mối quan hệ giữa doanh nghiệp khai thác, nhà sản xuất và đơn vị trung gian. Sinh viên sẽ được học về các nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn về mạng lưới hậu cần, nắm rõ được các nguyên lý hoạt động, mối quan hệ giữa doanh nghiệp khai thác, nhà sản xuất và đơn vị trung gian.
-
Nghiệp vụ hải quan quốc tế: sinh viên sẽ được học về các cách xử lý và trình tự chuẩn bị các chứng từ hợp kệ cần thiết để thông quan cho một lô hàng bị kiểm tra hoặc đang bị kiểm hóa bởi một đơn vị thi hành.
-
Quản lý kho hàng: đây là một trong những khâu vô cùng quan trọng trong lĩnh vực Logistics. Sự thiếu hụt hay dư thừa hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngân sách đầu tư và kế hoạch phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, sinh viên sẽ được học các kiến thức về phân tích thị trường, nghiệp vụ cơ bản để quản lý hiệu quả kho hàng đang đảm nhận, đồng thời có các giải pháp xử lý khi có hàng tồn kho xuất hiện, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
-
Và rất nhiều môn học hấp dẫn khác.
Ngành Logistics sẽ là một trong những ngành phát triển mạnh nhất trong 3 năm tới
Song song với các môn học hấp dẫn, Tiếng anh chuyên ngành Logistics là điều không thể thiếu nếu như sinh viên muốn có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai. Khi làm việc trong lĩnh vực này, sinh viên sẽ thường xuyên tiếp xúc với các nhà đầu tư lớn đến từ nước ngoài, việc có ngoại ngữ sẽ giúp bạn có nhiều bản hợp đồng "béo bở".
3. Ngành Logistisc ra trường làm nghề gì?
Học ngành Logistics ra trường làm công việc gì? Khi học xong ngành Logistics bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
-
Nhân viên kinh doanh Logistics,...
-
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu.
-
Nhân viên thanh toán quốc tế.
-
Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải.
-
Nhân viên hoạch định sản xuất.
-
Chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng.
-
Chuyên viên điều hành và quản trị kho bãi.
-
Quản lý hàng tồn kho.
Cơ hội việc làm vô cùng rộng mở đang chờ đón sinh viên ngành Logistics
Sau một quá trình phấn đấu, các bạn sinh viên có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên sẽ có nhiều cơ hội được thăng chức lên vị trị cấp cao như nhà quản trị cung ứng dịch vụ, quản trị dự án logistics, nhà quản trị chuỗi cung ứng, tổng quản lý kho hàng, giám đốc sản xuất hay quản lý vùng kinh doanh.
4. Trường nào đào tạo ngành Logistics?
Hiện có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành Logistics, có thể kể đến như:
-
Đại học Kinh tế TP.HCM
-
Đại học Ngân hàng
-
Đại học Tôn Đức Thắng
-
Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
-
Cao đẳng CTIM (Cao đẳng BC Công nghệ và Quản trị Doanh nghiệp)
Trường Cao đẳng CTIM tọa lạc tại vị trí vàng của Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7
5. Những lợi thế hoàn hảo của ngành Logistics tại Cao đẳng CTIM?
Tại Cao đẳng CTIM, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu từ cơ bản đến nâng cao các nghiệp vụ, kỹ năng của lĩnh vực logistics - quản lý chuỗi cung ứng, với các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Ngoài ra, sinh viên còn được hưởng những lợi thế hoàn hảo chỉ có tại Cao đẳng CTIM, cụ thể:
-
Trường Cao đẳng CTIM là trường Cao đẳng duy nhất trực thuộc Hepza - Ban quản lý của 17 khu chế xuất, khu công nghiệp, quản lý hơn 1600 doanh nghiệp tại TP.HCM, trong đó có hơn 640 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics, vì vậy 100% sinh viên ngành Logistics sẽ được đảm bảo việc làm 100% ngay sau khi tốt nghiệp.
-
Sinh viên sẽ được giới thiệu việc làm thêm gần trường ngay khi làm hồ sơ nhập học, để trang trải chi phí sinh hoạt, học tập.
-
Học phí thấp, được công khai chi tiết ngay từ đầu, không tăng cho đến khi tốt nghiệp.
-
Ký túc xá giá rẻ, nằm trong khuôn viên trường, cách lớp học chỉ 3 phút đi bộ.
-
Thời gian đào tạo ngắn, chỉ 2.5 năm là sinh viên hoàn thành chương trình học, tốt nghiệp và có việc làm ổn định từ sớm.
-
Bằng cấp chất lượng, sinh viên có thể liên thông lên tất cả các trường Đại học tốp trên đào tạo ngành Logistics như: Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Ngân hàng, Đại học Sài Gòn, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Sư phạm Kỹ thuật,...
-
Thường xuyên được đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại các Công ty Xuất nhập khẩu, cảng biển, các công ty vận tải, logistics, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
-
Sinh viên được đào tạo Kỹ năng mềm miễn phí, đồng thời chương trình đào tạo kết hợp song song với Anh ngữ chuyên ngành Logistics, đảm bảo tuyệt đối cơ hội thăng tiến của sinh viên trong tương lai.
Sinh viên ngành Logistics thường xuyên được đi tham quan trải nghiệm tại các cảng biển, nhà máy
Mong rằng qua bài viết: "Ngành Logistics là gì? Học môn nào? Ra trường làm công việc gì?" các bạn đã định hình rõ hơn về ngành Logistics, qua đó tham khảo và lựa chọn chính xác nghề nghiệp phù hợp với bản thân trong tương lại. Chúc các bạn thành công !
Xem thêm:
>> Tìm hiểu mức lương của ngành Logistics