CẢM GIÁC TỘI LỖI TRONG BAN

Ngày tạo 30/11/2021

 -  2.601 Lượt xem

Mỗi người trong chúng ta đều đôi khi xuất hiện những cảm giác tội lỗi trong mình. Cảm giác này được hình thành bởi quá trình hoạt động và giao tiếp của mỗi người, tạo nên những quy chuẩn riêng trong bản thân. Ta cảm thấy có lỗi khi ta vi phạm quy chuẩn đó.
Cũng có thể nói, cảm giác tội lỗi là một dạng hành vi khi chúng ta cảm thấy không ổn về việc mình làm, hoặc không lằm trong khi lương tâm thúc giục ta không nên như thế.

Mỗi người trong chúng ta đều đôi khi xuất hiện những cảm giác tội lỗi trong mình. Cảm giác này được hình thành bởi quá trình hoạt động và giao tiếp của mỗi người, tạo nên những quy chuẩn riêng trong bản thân. Ta cảm thấy có lỗi khi ta vi phạm quy chuẩn đó.
Cũng có thể nói, cảm giác tội lỗi là một dạng hành vi khi chúng ta cảm thấy không ổn về việc mình làm, hoặc không lằm trong khi lương tâm thúc giục ta không nên như thế.
Giống như hầu hết các cảm xúc, cảm giác tội lỗi cũng mang lại nhiều lợi ích nhất định. Nó được xem như sự lên tiếng của lương tâm trước những hành vi của bản thân, cho thấy ta vẫn còn nhận biết được điều đúng điều sai, qua đó hứa hẹn sẽ có một kết quả phù hợp hơn cho trường hợp tương tự diễn ra sau này. Những người không bao giờ cảm thấy tội lỗi chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong cuộc sống, họ có thể và có nguy cơ mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội. 
Ngược lại, mặt hạn chế của cảm giác tội lỗi chính là đe doạ sự thanh thản cũng như sự phát triển bình thường của tinh thần. Cảm giác tội lỗi này nếu kéo dài đôi khi có thể trở thành một dạng rối loạn chức năng tâm lý và tình cảm. Đó là khi trách nhiệm của chúng ta với xung quanh lớn hơn với chính bản thân mình. 
Một cậu bé cảm thấy tội lỗi vì đã ăn cắp một cây bút, cậu ta đem trả lại cây bút, xin lỗi chủ nhân của nó và quyết tâm sẽ không lập lại hành động trên. Đây là cảm giác tội lỗi “lành mạnh” vì nó cho thấy ý thức của người phạm lỗi vẫn nhận định được đúng sai và thôi thúc họ sửa chữa. Nhưng nếu cùng trường hợp trên, chủ nhân của cây bút lại cảm thấy có lỗi vì đã hớ hênh cây bút, khiến cho bạn mình động lòng tham, day dứt vì những hành động của bản thân thì đây chính là cảm giác tội lỗi không lành mạnh. Cậu ta đã nhận hết trách nhiệm về bản thân, xem trọng những người xung quanh hơn bản thân mình. Những người lớn lên trong gia đình hoặc môi trường bất ổn thường bộc lộ đan xen cả hai cảm giác tội lỗi này.
Quả thực, đi một vòng chúng ta vẫn về lại gia đình, nơi ấp ủ yêu thương, cũng là nơi hình thành nên con người ta như hôm nay. Có thể bạn đã nhận thấy, cũng có thể bạn chưa từng để ý đến, nhưng nhận biết những biểu hiện, triệu chứng trong tinh thần của chúng ta là cách hiệu quả để chẩn đoán vấn đề mà ta đang gặp phải, nắm bắt được vấn đề, ta có thể giải quyết được gốc rễ, chữa lành cho đứa trẻ bên trong, cuối cùng trả lời cho câu hỏi của cuộc đời. Chúng ta là ai?
 
----------------------------------------------------------------------- 
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI: 
 Chat box “My friend": Nhấp vào đây
 Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
 Form đăng ký gặp nhà tư vấn: Nhấp vào đây để đăng ký
 Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com
Thịnh Trần
Gọi 0977 65 66 69