Ngành Cơ khí học môn gì, ra trường sẽ làm công việc nào?
Ngày tạo 15/02/2020
 -  129.794 Lượt xem
Ngành Cơ khí luôn là một trong những khối ngành kỹ thuật then chốt ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của đất nước.
Định nghĩa ngành Cơ khí là gì ?
Ngành Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,…
Sinh viên Ngành Cơ khí của CTIM làm việc trên máy phay CNC để sản xuất các thiết bị lắp ráp máy bay, ô tô
Ngành Cơ khí học gì ?
Ngành cơ khí sẽ học những môn gì? Sinh viên khi theo học ngành Cơ khí tại CTIM, các bạn sẽ được trang bị kiến thức về kỹ năng gia công, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết kế, chế tạo và cải tiến các sản phẩm cơ khí; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, lắp ráp ô tô, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật, thiết kế trên phần mềm Autocad.
SV được trang bị đầy đủ dụng bảo hộ khi thực hành tại Xưởng
Ngoài khối kiến thức đại cương, sinh viên theo học ngành Cơ khísẽ được học các môn chuyên ngành như: Hình họa – vẽ kỹ thuật, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, điều khiển tự động, cơ lý thuyết, sức bền vật liệu, nguyên lý – chi tiết máy, công nghệ kim loại, cơ sở vẽ và thiết kế trên máy tính, cơ học lưu chất, máy điều khiển chương trình số, công nghệ CAD/CAM/CNC,…
Sinh viên ngành Cơ khí thực hành máy CNC hiện đại, tân tiến
Ngoài ra, nằm nâng cao nhận thức về ngành nghề mà mình đang học. Cao đẳng CTIM thường xuyên tổ chức cho các bạn SV Khoa Cơ khí đi tham quan thực tế tại các Doanh nghiệp, giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề mà mình đang theo đuổi qua đó tránh tình trạng chọn sai ngành, sai nghề khi tốt nghiệp.
Sinh viên Cơ khí được tham quan và trải nghiệm thực tế tại Doanh nghiệp ngay từ năm 1
Bên cạnh việc học các môn chuyên ngành, sinh viên ngành Cơ khí còn được thực hành các nghiệp vụ cơ bản về Trang Bị Điện để vận hành và theo dõi quá trình hoạt động của máy móc, qua đó kịp thời sửa chữa và bảo dưỡng máy móc để kịp tiến độ kế hoạch.
Sinh viên Cơ khí học thực hành về Trang bị điện
Ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm nghề gì ?
Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 35% nhu cầu lao động. Trong đó, ngành Cơ khí được coi là cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học.
Vậy ngành Cơ khí ra trường sẽ làm những công việc nào? Sinh viên ngành Cơ khí khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc như: thiết kế, lên bản vẽ, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không.
Nhà trường thường xuyên cập nhật các trang thiết bị mới, tiên tiến cho Xưởng Cơ khí, phục vụ nhu cầu thực hành của sinh viên
Ngành Cơ khí chính là ngành mũi nhọn tại Cao đẳng CTIM, chương trình đào tạo chú trọng thực hành giúp các SV khi đi thực tập và làm việc thực tế tại Doanh nghiệp có một kỹ năng nghề vững vàng. Qua đó khẳng định thương hiệu, vị thế của Cao đẳng CTIM trong việc cung ứng nguồn nhân lực ngành Cơ khí chất lượng cao cho các doanh nghiệp.
Xưởng Cơ khí rộng lớn, mỗi năm được nhà trường đầu tư hàng chục máy CNC thực hành để phục vụ việc thực hành của sinh viên.
Xưởng cơ khí rộng rãi đáp ứng nhu cầu thực hành của Sinh viên
Tại sao bạn nên chọn học ngành Cơ khí tại Cao đẳng CTIM ?
Cao đẳng CTIM là trường Cao đẳng duy nhất trực thuộc Ban Quản Lý các Khu Chế xuất, khu Công nghiệp (Hepza) quản lý hơn 1600 doanh nghiệp tại TP.HCM. Vì vậy, khi theo học ngành Ngôn ngữ Anh tại CTIM bạn sẽ được hưởng
những đặc quyền riêng biệt:
- Được ký kết đảm bảo việc làm 100% bằng văn bản (ký kết khi làm hồ sơ nhập học).
- Được hỗ trợ giới thiệu việc làm thêm gần trường ngay khi nhập học.
- Cơ hội liên thông lên tất cả các trường Đại học tốp trên đào tạo tốt ngành Cơ khí như: ĐH Sư phạm Kỹ thuật, ĐH Kinh tế, ĐH Ngân hàng,....
(tốt nghiệp Cao đẳng CTIM 2.5 năm bạn sẽ học từ 1-1.5 năm nữa sẽ lấy được bằng Đại học tốp trên)
Ngoài ra:
+ Học phí thấp, không thay đổi, công khai chi tiết ngay đầu khóa học
+ Ký túc xá hơn 800 chỗ nằm ngay trong khuôn viên trường, cách lớp học chỉ vài phút đi bộ
+ Sân bóng đá, bóng rổ trong trường giúp sinh viên rèn luyện thể thao, tăng cường sức khỏe
+ Hệ thống phòng học hiện đại, được trang bị máy lạnh phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.
+ Cơ sở vật chất rộng lớn, sinh viên không phải luân chuyển cơ sở khi nhập học, chỉ học tại 1 cơ sở duy nhất.
+ Thường xuyên được đi tham quan, trải nghiệm thực tế tại các Công ty, Doanh nghiệp lĩnh vực Cơ khí.
+ Được đào tạo kỹ năng mềm hoàn toàn miễn phí
+ Đào tạo song song với kỹ năng Ngoại ngữ, Tin học giúp sinh viên tự tin thăng tiến trong tương lai.
Trong quá trình gia công ren, phương pháp tiến dao (infeed) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và độ bền của dụng cụ cắt và chất lượng của mối ren. Có 2 phương pháp tiến dao khi gia công ren: Tiến dao theo phương hướng kính, Tiến dao theo phương dọc trục.
Công nghệ nano đã và đang có những ứng dụng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hiện đại. Trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, ứng dụng của các vật liệu cấu trúc nano ngày càng trở nên quan trọng nhằm nâng cao hiệu suất của các thiết bị chuyển đổi năng lượng đó.
Chiều 30/12/2024, Cao đẳng CTIM đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ (MOU) với Công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Kỹ Thuật Nam Phát. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhằm đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sinh viên.