THIỀN CHÁNH NIỆM LÀ GÌ?

Ngày tạo 25/11/2021

 -  1.787 Lượt xem

Thiền chánh niệm là cách tuyệt vời để tăng sự tập trung, giảm căng thẳng, và kích thích sự sáng tạo. Học cách thiền chánh niệm cần có thời gian và luyện tập, nhưng bạn cũng có thể tự học. Bạn cũng có thể kết hợp các phương pháp chánh niệm vào trong đời sống hàng ngày, như khi ăn, hay thực hiện các công việc hàng ngày khác.

1. Chọn môi trường
- Chọn địa điểm. 
Nghĩ về một nơi bạn sẽ không bị làm phiền hoặc bị phân tâm. Nó có thể là một nơi yên tĩnh trong nhà hoặc dưới một gốc cây bên ngoài. Chọn nơi thanh tịnh và nơi bạn có thể tách khỏi những hoạt động thường ngày.
- Hãy thoải mái. 
Bạn có thể bất động trong vài phút, và vì lý do này, sự thoải mái là điều quan trọng. Chú ý đến nhiệt độ trong phòng để đảm bảo nó phù hợp. Bạn có thể cần có chăn xung quanh hoặc gần đó vì nhiệt độ cơ thể có thể giảm. Đặt vài chiếc gối hoặc đệm gần mình để tiện cho việc ngồi thoải mái hơn.
- Đặt thời gian. 
Bạn có thể cần bắt đầu thiền trong 5-10 phút và tăng dần sau đó. Không nên thiền trong vòng một tiếng vì điều này có vẻ hơi quá. Thay vào đó, chọn thiền trong thời gian ngắn để tập trung, và nếu bạn muốn, hãy tăng thời gian.
- Thử các tư thế khác nhau.
Trong khi nhiều người ngồi thiền trong tư thế kiết già (hai chân bắt chéo), nhưng không chỉ có một cách thiền. Bạn có thể ngồi trên sàn hay trên ghế, đứng, đi bộ, hoặc nằm. Thử các tư thế khác nhau, dùng hoặc không dùng đệm hoặc gối và tìm xem cách nào khiến bạn cảm thấy tự nhiên nhất. Không có cách thiền “sai”.
2. Hành thiền
- Tịnh tâm. 
Có thể phải mất một lúc để tịnh tâm và bắt đầu thoát khỏi tất cả những điều diễn ra trong cuộc sống. Đặc biệt nếu bạn có một ngày căng thẳng, bạn có thể cảm thấy mình đang nghĩ về những điều đã xảy ra hoặc những điều cần xảy ra trong tương lai. Bạn có thể cảm thấy cảm xúc của mình đang xúc động. Tất cả những điều này là bình thường. Lưu ý rằng tâm trí bạn đang nhảy múa, và hãy để nó nhảy múa một lúc trước khi ổn định.
- Hít thở sâu.
Mang nhận thức vào hơi thở của bạn, chú ý khi hít vào và thở ra trong từng hơi thở. Cảm nhận từng hơi thở chảy vào và ra trong cơ thể, lấp đầy phổi rồi sau đó thoát ra qua cổ họng và miệng. Bắt đầu thở từng hơi dài và sâu. Hít thở sâu giúp ổn định và thư giãn tâm trí cũng như cơ thể.
- Nhận ra rằng bạn không phải suy nghĩ của mình. 
Khi thiền, nhắc nhở bản thân rằng bạn có thể kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc mà bạn đang có. Khi bạn nhận thấy suy nghĩ hay cảm xúc đến không mong muốn, giải thoát chúng và quyết định không tập trung vào chúng.
- Quay lại hít thở.
Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bị xao nhãng bởi tiếng ồn, suy nghĩ, hay bất kỳ thứ gì, trở lại theo dõi việc hít vào thở ra của mình. Bất cứ lúc nào bạn có những suy nghĩ hoặc cảm xúc khó chịu, Quay lại tập trung vào việc thở.
- Tập trung vào hiện tại. 
Một trong những mục đích của các bài tập chánh niệm là giúp bạn tập trung vào thời điểm hiện tại. Thật dễ để tâm trí và cảm xúc hướng về tương lai hoặc trở về quá khứ, nhưng cơ thể bạn luôn luôn ở hiện tại. Đây là lý do tại sao nhiều bài tập chánh niệm đều là điều khiển cơ thể. Nếu bạn thấy tâm trí mình thường hay lơ đễnh, hãy quay trở lại cơ thể bạn, đặc biệt là việc hít thở. Cố gắng chỉ tập trung vào thời điểm hiện tại.
Trên đây là những bước căn bản và đơn giản nhất của Thiền chánh niệm, chúng ta hãy cùng nhau thực hành, để mang lại cho ta một thân thể khoẻ mạnh, một tâm an yên, và một trí toả sáng. 
 
​----------------------------------------------------------------------- 
CÁC KÊNH LIÊN HỆ CỦA CHÚNG TÔI: 
 Chat box “My friend": Nhấp vào đây
 Lưu ý kênh zalo dùng để phản hồi tư vấn, vì vậy các bạn có thể đặt câu hỏi ngay mà không cần gửi lời mời kết bạn. Ban tư vấn chỉ trả lời khi nhận được nhu cầu hỗ trợ từ sinh viên.
 Form đăng ký gặp nhà tư vấn: Nhấp vào đây để đăng ký
 Mail: thamvantamly.ctim@gmail.com
Thịnh Trần
Gọi 0977 65 66 69